HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? TÍNH PHÁP LÝ CỦA HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Công nghệ ngày càng phát triển trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống, mọi công việc dần dần được số hóa, tiện lợi. Nếu như trước kia nếu gửi thư cho đối tác tác, khach hàng khá là mất thời gian khi phải gửi qua bưu điện mất rất nhiều thời gian thì bây giờ bạn chỉ cần quan vài thao tác đơn giản bạn có thể gửi thư đến cho khách hàng cũng như đối tác mình 1 cách nhanh chóng.
Đối với ngành thuế cũng vậy công nghệ cũng ngày càng đươc tích hợp hiện đại và số hóa và tạo sự thuận tiện, tiện lợi và tiết kiệm cho người sử dụng hóa đơn điện tử. Hiện nay có rất nhiều nghị định cũng như thông tư được ban hành nhằm khuyến khích người dân chuyển đổi sử dụng từ hóa đơn giấy truyền thông sang hóa đơn điện tử.
Nhưng đại bộ phận người dân còn tâm lý e ngại chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử vì chưa nắm được những điều cơ bản về hóa đơn điện tử cũng như tính pháp lý của hóa đơn. HDDT Vi Na hy vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp được phần nào những thắc mắc đó giúp doanh nghiệp tuân thủ chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo các nghị định mới của chính phủ.
Hóa đơn điện tử là gì, các loại hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là gì
Theo khoản 1 Điều 3 trong Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính thì:
Hóa đơn điện tử là tập hợp thông điệp dữ liệu về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ quản lý bằng phương tiện điện tử
Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Các loại hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử gồm các loại:
- Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: tcm, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tài quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,…
Các loại hóa đơn điện tử hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tính pháp lý hóa đơn điện tử?
Hóa đơn được thông báo phát hành với Cơ quan thuế:
Mỗi khi doanh nghiệp đăng kí chuyển đổi sử dụng từ hóa đơn giấy truyền thông sang hóa đơn điện tử qua các doanh nghiệp phần mềm hóa đơn điện tử liên kết với các chi cục thuế sẽ được các doanh nghiệp thông báo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử cho tổng cục thế
Chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng hóa đơn điện tử để thay thế hóa đơn giấy truyền thống 1 cách nhanh chóng và tiện lợi trên hệ thống của doanh nghiệp
Có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy
Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn về việc hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý như hóa đơn giấy thì đừng lo hóa đơn điện tử chính là hóa đơn giấy nhưng được số hóa và sử dụng qua các phần mềm hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp cung ứng hóa đơn điện tử với mục đích số hóa tiếp thu công nghệ của các nước phát triển trên thế giới và giúp người dân có thể sử dụng hóa đơn 1 cách dễ dàng.
Hóa đơn điện tử được xác định theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2018 có nội dung như sau:
“Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”
Qua nghị định trên ta có thể dễ dàng thấy được hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý như hóa đơn giấy và khách hàng có thể sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy truyền thống khi bạn sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của các đơn vị có hệ thông kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế
Đáp ứng Đầy đủ luật giao dịch điện tử được quy định tại:
Các hóa đơn điện tử luôn đáp ứng được luật giao dịch và các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng theo các nghị định và thông tư dưới đây:
Nghị định số 51/2010/NĐCP-ngày 14/05/2010
Về quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ
Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014
Về hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Thông tư 32/2011/TT-BTCngày 14/03/2011
Về hướng dẫn về khởi tạo phát hành sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng và cung ứng dịch vụ
Được Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế chấp nhận:
Cụ thể, theo Khoản 3, Điều 10 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ giấy chỉ có giá trị để lưu trữ, ghi sổ, theo dõi quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch và thanh toán (trừ trường hợp được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với với hệ thống dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này).
Chính vì bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp có kết nối với hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế. Nếu bạn còn đăng băn khoăn trong việc lựa 1 chọn 1 doanh nghiệp cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử uy tín trên thị trường có thể kết nối hệ thống dữ liệu với cơ quan thuế và sử dụng hóa đơn điện tử hợp pháp thì hãy liên hệ với ehd.smartsign.com.vn:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ KÝ SỐ VI NA
- Trụ sở chính: 41A Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM
- Chi nhánh: Tòa Nhà AC, 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- HOTLINE: 1900 6676 (1.000đ/phút) - DỊCH VỤ SẢN PHẨM | 1900 6276 (5.000đ/phút) - HỖ TRỢ KỸ THUẬT
- Email: info@smartsign.com.vn
Họ và tên
Điện thoại
Mã số thuế
Nhân viên hỗ trợ của chúng tôi sẽ liên hệ lại
Trong 1 giờ làm việc