NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ CÁCH LY Y TẾ CÓ ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG KHÔNG?

Dịch Covid -19 đang có diễn biến ngày càng phức tạp khi thời điểm Tết Nguyên Đán 2021 đang đến gần, trong nhiều trường hợp người lao động “không may” trở thành F0, F1, F2 và cần thực hiện việc cách ly tập trung hoặc tự cách ly tại nhà. Vậy doanh nghiệp cần giải quyết tiền lương như thế nào cho người lao động trong trường hợp này?

Người lao động có được trả lương khi cách ly y tế do dịch Covid-19 không?

 

Có trả lương cho người lao động cách ly y tế không?

Nếu doanh nghiệp có người lao động đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc với những người dương tính với Covid -19, doanh nghiệp sẽ căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/3/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện trả lương, cụ thể:

– Thứ nhất, không trả lương cho người lao động trong trường hợp lỗi gây ra cách ly do người lao động

– Thứ hai, người lao động phải dừng công việc do tác động trực tiếp từ dịch Covid-19 thì tiền lương trong thời gian dừng việc của người lao động sẽ do 2 bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (dựa trên khoản 3 Điều 98 BLLĐ), những trường hợp dừng việc bao gồm:

+ NLĐ là người nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền chưa được quay trở lại làm việc.

+ NLĐ dừng việc và thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

+ NLĐ dừng việc với lý do là doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ doanh nghiệp, đồng nghiệp… đang trong thời gian cách ly hoặc chưa được quay trở lại làm việc.

– Thứ ba, trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu hay thị trường và dẫn đến việc không thu xếp được việc làm, thì doanh nghiệp có thể bố trí NLĐ sang bộ phận làm việc khác so với hợp đồng lạo động căn cứ theo quy định tại Điều 31 BLLĐ. Trong trường hợp, thời gian dừng việc kéo dài dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả cho NLD thì hai bên có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 BLLĐ, bên cạnh đó nếu thu hẹp sản xuất – khiến chỗ làm việc cũng bị giảm thì sẽ thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc 44 BLLĐ.

 

Vai trò của doanh nghiệp trong việc ứng phó Covid-19

Trước diễn biến dịch bệnh hiện tại, bản thân mỗi doanh nghiệp cần có những kế hoạch chuẩn bị ứng phó và kiểm soát dịch ngay tại doanh nghiệp nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, cụ thể như:

– Tính đến các khả năng phơi nhiễm và biện pháp kiểm soát tại doanh nghiệp

– Trang bị các biện pháp phòng dịch cho nhân viên và môi trường làm việc

– Cập nhật nhanh chóng những hướng dẫn của cơ quan Nhà nước về các biện pháp cách ly, sẵn sàng thực hiện giãn cách xã hội khi có yêu cầu.

Chủ động cho nhân viên làm việc tại nhà trước diễn biến dịch Covid 19 ngày càng phức tạp

Hiện tại, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo thực hiện xét nghiệm cho người có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của Covid-19 và tất cả những người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19. Theo đó, trong trường hợp nhân viên có triệu chứng của Covid-19 cần khai báo, xét nghiệm và thực hiện cách ly ngay.

Việc đảm bảo cho nhân viên có môi trường làm việc an toàn, chủ doanh nghiệp cần trang bị bảo hộ cá nhân cần thiết như khẩu trang, nước rửa tay cho người lao động. Thực hiện khoảng cách cách ly 2m nếu cần thiết và sẵn sàng chủ động cho nhân sự làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn.

Sẵn sàng các ứng dụng số làm việc từ xa khi có lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội

Việc đảm bảo quy trình hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi kể cả khi làm việc từ xa, doanh nghiệp cần tập chung chú trọng đối với các công cụ hỗ trợ cốt lõi cho các bộ phân và nhân viên công ty. Cụ thể:

– Hoạt động của bộ phận kế toán: kế toán được coi là bộ phận quan trọng trong việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Việc trang bị phần mềm hóa đơn điện tử online làm việc tại nhà hay bất cứ đâu cho kế toán là rất quan trọng đảm bảo hoạt động, dữ liệu kinh doanh vẫn được hạch toán kịp thời.

Hóa đơn điện tử lập, xuất, gửi hóa đơn cho khách hàng ngay tại nhà

– Xuất, gửi hóa đơn cho khách kịp thời trong dịch: nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì được lượng khách hàng khá lớn trong thời gian làm việc từ xa, điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo việc lập – xuất hóa đơn đúng thời điểm giao dịch, giao hóa đơn cho khách hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng ứng dụng hóa đơn điện tử để kế toán có thể lập, xuất và gửi hóa đơn cho khách ngay tại nhà.

– Ký giao hợp đồng, lệnh chuyển tiền hay những giao dịch điện tử quan trọng: phong tỏa hay thực hiện giãn cách xã hội cũng đồng nghĩa với mọi hoạt động gặp gỡ giao dịch hay việc chuyển phát nhanh tài liệu cũng “ngủ đông”. Tuy nhiên, trong thời gian này bạn vẫn có những hợp đồng quan trọng cần ký với đối tác, đừng lo nếu bạn chưa biết cách giải quyết thì hãy để chữ ký số Vi Na CA sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách nhanh chóng chỉ việc cắm token vào máy tính là đã có thể ký mọi tài liệu, văn bản hay giao dịch điện tử.

Chúc cho mọi doanh nghiệp chống dịch thành công, vượt qua mọi khó khăn trong giai đoạn này.

 

Thông tin thắc mắc về đăng ký sử dụng các sản phẩm của chúng tôi, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ KÝ SỐ VI NA

  •  Trụ sở chính: 41A Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM
  •  Chi nhánh: Tòa Nhà AC, 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  •  HOTLINE: 1900 6676  (1.000đ/phút) - DỊCH VỤ SẢN PHẨM | 1900 6276  (5.000đ/phút) - HỖ TRỢ KỸ THUẬT
  •  Email: info@smartsign.com.vn

© 2016 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ KÝ SỐ VI NA

Ngay sau khi nhận được thông tin đăng ký, chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để cung cấp tài khoản, Không cài đặt, không rủi ro

Họ và tên

Điện thoại

Email

Mã số thuế

Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin
Nhân viên hỗ trợ của chúng tôi sẽ liên hệ lại
Trong 1 giờ làm việc
×